chấn động bọ xít hôi hại lúa
Bọ xít hôi gây hại trên lúa vụ đông xuân
1. Đặc điểm sinh học của bồ hút
Bọ xít hôi thường được tìm thấy ở hầu hết các khu vực trồng lúa, đặc biệt là các đồng lúa ven rừng, có nhiều cỏ dại hoặc gần kênh rạch. Bọ xít hại lúa hoạt động và phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm áp, trời u ấm, có mưa xen kẽ. Khả năng hoạt động của nhóm côn trùng này tăng cao vào cuối mùa mưa.
Bọ xít hôi có hình thon dài, chúng còn được gọi là bọ xít dài vì thân, râu và chân đều rất dài. Bọ xít trưởng thành có màu xanh vàng pha lẫn màu nâu. Bọ xít hữu tính, con cái có kích thước khoảng 15 – 16mm, con đực thì có kích thước nhỏ hơn con cái.
Phía dưới mặt bụng của bọ xít có màu xanh bạc. Bọ xít thường đẻ trứng vào 2 mặt lá, bẹ lá nhưng chủ yếu là ở mặt trên. Mỗi con cái có khả năng đẻ hàng trăm quả trứng (trung bình khoảng 250 – 300 trứng) trong suốt vòng đời 2 – 5 tháng. Trứng của chúng có hình bầu dục, ở giữa có vết lõm. Khi mới đẻ có màu trắng đục về sau chuyển dần sang màu nâu.
Trứng thường nằm thành ổ nằm dọc theo mặt lá (mỗi ổ có từ 10 – 15 trứng). Trứng nở vào buổi sáng sớm, con non mới nở tập trung quanh ổ, sau đó khoảng 2 – 3 giờ thì phân tán lên bông để gây hại.
Bo xít non có màu nhạt hơn con trưởng thành. Cả bọ xít non và bọ xít trưởng thành đều gây hại cho lúa.
Bọ xít dài có vòng đời kéo dài từ 31 – 37 ngày, trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn trứng ( 6 – 7 ngày); giai đoạn sâu non (17 – 22 ngày); giai đoạn bọ trưởng thành (7 – 8 ngày).
Bọ xít hôi có tính di động, nhờ đôi chân dài mà chúng di chuyển rất nhanh, chỉ một động thái nhỏ là chúng đã ẩn trốn đi rất nhanh. Bọ xít hoạt động mạnh vào buổi sáng sớm hoặc khi trời râm mát.
2. Quản lý bọ xít hôi hại lúa
sử dụng sản phẩm Nittop 35OD + Ac-max
liều lượng: 50ml Nitop + 20ml Ac-max cho bình 25L
Hoặc 1 chai Nitop 500ml + 1 chai Ac-max 200ml cho 1 Drone/ha